CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC KHOA

Số 9 Nguyễn Công Trứ, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.

ĐAU MẮT ĐỎ Ở TRẺ EM: DẤU HIỆU, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Ngày đăng Oct, 30 2023

Khi mới bước vào năm học hầu như không ghi nhận các ca đau mắt đỏ ở học sinh phải đến khám, thì năm nay đã có khá nhiều trẻ em đau mắt đỏ được bố, mẹ đưa đến khám, trong đó, có trẻ gặp biến chứng nặng như: có giả mạc cần bóc, bị trợt giác mạc (trầy xước giác mạc).

Đau mắt đỏ ở trẻ em là gì?

Đau mắt đỏ là tình trạng viêm kết mạc của mắt. Kết mạc là màng lót bên trong mí mắt và che phủ mắt. Viêm kết mạc còn được gọi là “mắt hồng” vì mắt có màu hồng hoặc đỏ.

Viêm kết mạc ở trẻ em là tình trạng sưng kết mạc và cũng có thể kèm theo nhiễm trùng. Đó là một vấn đề rất phổ biến ở trẻ em. Các đợt bùng phát viêm kết mạc lớn thường thấy ở các cơ sở giữ trẻ hoặc trường học vào thời điểm giao mùa, dễ lây lan thành dịch.

Bệnh đau mắt đỏ đang vào mùa, có xu hướng gia tăng ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng,...đặc biệt là gia tăng ở trẻ em.

Theo thống kê sơ bộ của Bệnh viện Mắt TW cho thấy, số ca đau mắt đỏ gia tăng đặc biệt là ở trẻ em. TS. BS Hoàng Cương - Bệnh viện Mắt TW cho biết, nếu như các năm trước, khi mới bước vào năm học hầu như không ghi nhận các ca đau mắt đỏ ở học sinh phải đến khám, thì năm nay đã có khá nhiều trẻ em đau mắt đỏ được bố, mẹ đưa đến khám. Trong đó, có trẻ gặp biến chứng nặng như: có giả mạc cần bóc, bị trợt giác mạc (trầy xước giác mạc).

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em

Trẻ hay dụi mắt, mắt đỏ, cảm thấy cộm trong mắt, chảy nước mắt, mắt có ghèn, rỉ.

Triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ em

●      Bệnh thường khởi phát từ 3-7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh

●      Triệu chứng bao gồm xung huyết kết mạc (đỏ mắt), kích thích chảy nước mắt, mắt có nhiều ghèn rỉ (có thể rỉ trắng, tiết tố dính nếu bệnh do virus, hoặc có thể rỉ xanh – vàng nếu do bội nhiễm vi khuẩn). Ở trẻ nhỏ có thể đi kèm triệu chứng viêm mũi, họng, viêm đường hô hấp, sốt…

●      Bệnh đau mắt đỏ có thể xuất hiện ở 1 bên mắt rồi lây sang mắt còn lại

●      Đặc biệt, ở trẻ em, bệnh có thể xuất hiện giả mạc (là một lớp màng trắng, mỏng phủ lên trên kết mạc gây chảy máu, làm bệnh lâu khỏi hoặc có thể gây tổn thương giác mạc), viêm giác mạc chấm nông.

●      Một số ít trường hợp có thể bội nhiễm gây biến chứng viêm loét giác mạc, làm ảnh hưởng tới thị lực lâu dài của trẻ.

Nguyên nhân đau mắt đỏ ở trẻ em

●      Dịch đau mắt đỏ thường do virus gây ra, 80% là Adenovirus, ngoài ra có thể gặp do các nguyên nhân khác như virus Herpes, Thủy đậu, Poxvirus… 

●      Đau mắt đỏ có thể là do vi khuẩn như: tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), Haemophilus influenza, Phế cầu, liên cầu, bệnh lậu…  

●      Ngoài ra đau mắt đỏ có thể do dị ứng bụi, nấm, mốc, phấn hoa, hóa chất trong thuốc nhỏ mắt…

Phân biệt đau mắt đỏ do virus và do vi khuẩn

Trẻ bị đau mắt đỏ do virus và bội nhiễm thêm vi khuẩn sẽ có tất cả triệu chứng trên.

Phương thức lây truyền

●      Trẻ lây bệnh qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt, mũi, miệng (tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, dụi tay vào mắt, sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh như cốc uống nước, khăn mặt, đồ dùng học tập…), lây qua môi trường như không khí, bể bơi.

●      Chất lỏng từ mắt vẫn có khả năng lây nhiễm trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi bắt đầu điều trị.

Đối tượng trẻ có nguy cơ cao bị đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ có thể xảy ra ở bất kỳ đứa trẻ nào. Nguy cơ lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ sẽ cao hơn nếu trẻ có các yếu tố dưới đây:

●      Trẻ tiếp xúc với người nhiễm bệnh đau mắt đỏ.

●      Trẻ có hệ miễn dịch suy giảm.

●      Trẻ có thói quen vệ sinh mắt không đúng cách, thường xuyên đưa tay lên mắt, hay dụi mắt

●      Trẻ sống trong vùng dịch.

Chẩn đoán đau mắt đỏ ở trẻ em

Chẩn đoán đau mắt đỏ ở trẻ em qua thăm khám lâm sàng, đánh giá triệu chứng, tiền sử bệnh của trẻ, lịch sử sức khỏe của gia đình/ lớp học có người bị đau mắt đỏ?! Khi đến bệnh viện, bác sỹ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm từ mẫu chất lỏng rò rỉ từ mắt xác định nguyên nhân gây đau mắt đỏ. 

Điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em

Sử dụng thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9% (Nước muối sinh lý) nhằm rửa sạch bụi bẩn, gỉ mắt cho trẻ, giữ mắt cho trẻ luôn sạch sẽ.
Việc điều trị tùy thuộc vào triệu chứng, tuổi tác, sức khỏe chung của trẻ và nguyên nhân bệnh đau mắt đỏ mà bác sỹ sẽ chỉ định thêm thuốc khác.

●      Nhiễm virus: Đau mắt đỏ do virus thường không cần điều trị, bệnh có thể tự khỏi sau 7-14 ngày. Bác sỹ có thể kê thêm thuốc kháng virus, thuốc bổ tăng sức đề kháng cho trẻ như Vitamin C, Vitamin B1, B2, B6, B12, Kẽm, Thymomodulin,...Trong một số trường hợp, thuốc nhỏ mắt kháng sinh có thể được sử dụng để giúp dự phòng nhiễm trùng thứ cấp, bội nhiễm vi khuẩn

●      Nhiễm khuẩn: Điều trị bằng thuốc nhỏ mắt kháng sinh: Tobramycin, Ciprofloxacin, Ofloxacin, Dyomicin, Neomycin,…

●      Dị ứng: Thuốc uống hoặc thuốc nhỏ mắt kháng histamin, giảm triệu chứng viêm, sưng, ngứa, nóng rát. Có thể sử dụng thuốc giảm đau Paracetamol nếu trẻ bị đau quá mức.

●      Nhiễm Herpes: Điều trị bằng thuốc uống, nhỏ mắt theo đơn của bác sỹ.

Có được sử dụng thuốc nhỏ mắt Corticoid ở trẻ bị đau mắt đỏ hay không?

Một số loại thuốc kháng sinh kết hợp với Corticoid để giảm triệu chứng viêm cấp tính nhanh hơn, giảm đau tạm thời. Khi sử dụng không đúng, lạm dụng thuốc nhỏ mắt corticoid lâu dài có thể gây tổn thương giác mạc, giảm thị lực, tăng nhãn áp (một tình trạng có khả năng gây mù). Việc lạm dụng corticoid có thể dẫn đến ức chế miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt thứ phát, kéo dài thời gian nhiễm trùng hơn, đặc biệt tăng nguy cơ kháng thuốc,...

Vì vậy, tuyệt đối không tự ý dùng các loại nhỏ mắt có corticoid ở trẻ đau mắt đỏ trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Bố mẹ chỉ được sử dụng cho trẻ theo đúng loại thuốc nhỏ mắt, liều lượng bác sĩ chỉ định. 

Cách chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ tại nhà

●      Phòng ngừa sự tái nhiễm: 
Dù trẻ đã bị đau mắt đỏ nhưng vẫn có thể tái nhiễm khi tiếp xúc với những người bị đau mắt đỏ. Vì vậy, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa đau mắt đỏ tại nhà cho trẻ trong khi điều trị và sau khi trẻ hết bệnh

●      Giữ vệ sinh mắt: 
Vệ sinh mắt đúng cách. Bố mẹ nên lấy một miếng gạc hoặc khăn sạch đã được khử khuẩn thấm ướt với nước, lau sạch mắt, lấy hết ghèn mắt cho trẻ. Đồng thời, bố mẹ có thể kết hợp rửa mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Vệ sinh từ mắt bị nhẹ hoặc không bị nhiễm trước bên còn lại. Sau đó, loại bỏ gạc vào thùng rác, khăn mặt giặt riêng và khử khuẩn.

●      Giảm sự lây lan bằng cách khử trùng hằng ngày đồ chơi, khăn tay, quần áo, cốc uống nước, bát đũa của trẻ và không dùng chung để tránh lây cho người khác. Hạn chế tiếp xúc người khác, trẻ nên nghỉ học ở nhà điều trị đến khi khỏi. Trong trường hợp trẻ bắt buộc đi đến nơi công cộng, cha mẹ nên đeo khẩu trang, kính chắn bọt, rửa tay với xà phòng khử khuẩn,...Không cho trẻ đi bơi vì có thể lây lan cho người khác qua nước hồ bơi, gây dịch bệnh.

●      Thực hiện lối sống lành mạnh
Về lối sống cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế xem tivi và các thiết bị điện tử khác.
Về ăn uống, trẻ bị đau mắt đỏ nên được ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống đủ nước nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Cơ thể trẻ khỏe mạnh sẽ tự chống lại được sự xâm nhập của vi khuẩn, virus,... từ đó điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em mà không cần sử Ăn nhiều rau củ quả, trái cây, các thực phẩm tốt cho mắt, chứa nhiều vitamin, các loại hạt và đậu, uống nhiều nước,... để cơ thể trẻ được hấp thụ những thực phẩm tốt.dụng các biện pháp can thiệp khác.

Cách phòng ngừa đau mắt đỏ 

 Rửa tay thường xuyên: Thực hành vệ sinh tay tốt bằng cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, có thể làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng.

- Tránh chạm vào mắt: Tránh chạm vào mắt bằng tay chưa rửa sạch vì điều này có thể đưa vi khuẩn hoặc virus vào mắt.

- Chăm sóc y tế kịp thời: Nếu bạn gặp các triệu chứng ban đầu của viêm kết mạc như đỏ, chảy nước mắt hoặc đau… nên đi khám để được chẩn đoán kịp thời và điều trị thích hợp.

- Vật dụng cá nhân: Tránh dùng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm, quần áo, gối hoặc ga trải giường với người khác, vì viêm kết mạc có thể lây lan qua các vật dụng thường chạm vào.

- Tránh dùng chung thuốc nhỏ mắt: Ngay cả khi nhiều thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng bởi viêm kết mạc, điều quan trọng là không dùng chung thuốc nhỏ mắt vì sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền.

- Bảo vệ đôi mắt: Nếu bạn đã mắc bệnh viêm kết mạc, hãy cân nhắc việc đeo kính hoặc tấm che mặt để ngăn ngừa nhiễm trùng lây sang người khác.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt được khuyên dùng: Làm theo lời khuyên của bác sĩ và sử dụng thuốc theo chỉ định để giảm bớt triệu chứng và thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế

Nếu trẻ bị đau mắt đỏ có các biểu hiện sau, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ càng sớm càng tốt:

●      Trẻ chảy nước mắt có mủ.

●      Trẻ bị đau mắt đỏ dưới 3 tháng tuổi.

●      Trẻ sốt.

●      Trẻ phát ban.

●      Trẻ đau mắt đỏ tái phát.

●      Các triệu chứng của đau mắt đỏ không có dấu hiệu cải thiện sau 2 ngày điều trị tại nhà

Tài liệu tham khảo

  1. https://benhviennhitrunguong.gov.vn/canh-bao-dich-viem-ket-mac-cap-dau-mat-do-do-virus-dang-lay-lan-nhanh-dien-bien-phuc-tap.html
  2. https://tamanhhospital.vn/dau-mat-do-o-tre-em/#trieu-chung-dau-mat-do-o-tre-em
  3. https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=conjunctivitis-in-children-90-P02078
  4. https://trungtamytequan10.medinet.gov.vn/truyen-thong-giao-duc-suc-khoe/dau-mat-do-bung-phat-lam-dung-corticoid-nho-mat-co-the-gay-mu-cmobile15612-115597.aspx
  5. https://mathanoi2.vn/kien-thuc/dieu-tri-dau-mat-do-o-tre-em.html

1800 59 99 77