Cải thiện giấc ngủ với Đông trùng hạ thảo và Hồng sâm

02/11/2024 Tác giả: DK Pharma Chuyên gia tham vấn: Nguyễn Thị Minh Phương

Đông trùng hạ thảo và Hồng Sâm ngoài công dụng giúp tăng cường sức khỏe nhờ Adenosine và Cordycerpin, nó còn có tác dụng cải thiện giấc ngủ, giúp ngủ ngon và để tái tạo lại năng lượng cho cơ thể khỏe mạnh từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tác dụng của Đông Trùng hạ Thảo và Hồng Sâm lên giấc ngủ nhé!

Chu kỳ giấc ngủ là gì?

Một chu kỳ giấc ngủ bình thường sẽ có 4 giai đoạn được chia thành 2 loại: giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (NREM) và giấc ngủ chuyển động mắt nhanh REM (rapid eye movement). Trong đó 3 giai đoạn  đầu tiên từ giai đoạn N1 đến N3 thuộc về giấc ngủ NREM. Giai đoạn thứ 4 thuộc về giấc ngủ REM.

Trong đó NREM được các chuyên gia cho rằng có thể giúp cơ thể tự sửa chữa và phục hồi, hỗ trợ hệ miễn dịch, củng cố trí nhớ cũng như có tác động đến quá trình phát triển của cơ thể.

Chu kỳ giấc ngủ

Cấu trúc giấc ngủ điển hình

Một giấc ngủ đêm điển hình bao gồm 3, 4 đến 5 chu kỳ giấc ngủ, với các giai đoạn N1,2,3 rồi lên 2 rồi lên REM rồi xuống 2,3 rồi lên 2 lên REM sẽ là 1 chu kỳ mới. Khoảng 75% thời gian ngủ trong đêm được dành cho giai đoạn NREM. Trong đó, giai đoạn  N2 là giai đoạn chiếm phần lớn thời gian.

Sóng não khi thức và ngủ

Sóng não trong mỗi giai đoạn của giấc ngủ và khi thức được đại điện bởi các loại sóng não khác nhau và mang đặc trưng cho mỗi giai đoạn thức – ngủ nông hay ngủ sâu của não.

  •  NREM giai đoạn 3 (sâu) sóng não đặc trưng là các sóng chậm (delta) trong đó NREM nông giai đoạn 1,2 là các sóng não chậm theta
  • Trong REM, sóng não tương tự như lúc chúng ta đang tỉnh táo (alpha), thậm chí một số bộ phận riêng lẻ của bộ não còn tăng hoạt động đến hơn 30% so với khi chúng ta thức. Do đó, thường không thể phân biệt REM với lúc thức thông qua hoạt động sóng não điện, mà phải dựa vào sự căng cơ (sự rắn chắc ở các cơ bắp). Trong giấc ngủ sâu NREM, sự căng cơ vẫn còn, mặc dù một phần đã biến mất. Tuy nhiên trong REM (giai đoạn ngủ mơ), bạn hoàn toàn tê liệt, các cơ bắp trở lên lỏng lẻo, không còn độ căng và sức mạn của nó.

5 loại sóng não chính của con người

Con người có 5 loại sóng não chính đại diện cho mỗi một trạng thái hoạt động não điển hình của cơ thể:

Sóng não gamma: là sóng não nhanh nhất cũng là trạng thái não hoạt động nhanh nhất, trạng thái thể hiện của giai đoạn này là cơ thể thức và cực kỳ hưng phấn

Sóng não beta: là sóng não đại diện cho trạng thái não hoạt động tỉnh táo, tập trung, thức và hưng phấn tuy nhiên người bị chứng lo âu căng thẳng có biên độ sóng não beta cao hơn mức trung bình

Sóng não alpha: là sóng não đại diện cho trạng thái não thư giãn nhưng vẫn thức, xuất hiện khi tinh thần thư thái, hoặc khi sáng tạo và là sóng não giúp ghi nhớ tốt nhất.

Sóng não Theta: Sóng não khi cơ thể đang ở trạng thái ngủ nông và đi kèm giấc mơ, bao gồm cả trạng thái ngủ REM

Sóng não Delta:Sóng não khi cơ thể đang ở trạng thái ngủ sâu, không mộng mị, vô thức. Đây là sóng não điển hình của trẻ sơ sinh (0-24 tháng tuổi) và giai đoạn ngủ sâu của người lớn.

Cơ chế giúp cải thiện giấc ngủ của Đông trùng hạ thảo và Hồng sâm 

Chất dẫn truyền thần kinh Chức năng Vị trí tiết
Acetylcholin Gây hưng phấn cơ xương, hưng phấn hoặc ức chế những vị trí khác Hệ TK TW (TKTU), hệ thần kinh ngoại biên (TKNB), khớp – cơ –thần kinh
Norepinephrin Hưng phấn hoặc ức chế TKTU, TKNB
Dopamin Thường gây hưng phấn TKTU, TKNB
Serotonin Thường ức chế TKTU
GABA (gamma acid aminobutyric) Thường ức chế TKTU, khớp cơ- thần kinh
Adenosine Ức chế TKTU
Glycin Thường ức chế TKTU
Glutamat Hưng phấn TKTU, khớp cơ – thần kinh
Aspartat Hưng phấn TKTU
Các neutropeptid Hưng phấn hoặc ức chế TKTU, TKNB

Bảng 1: các chất dẫn truyền thần kinh và vai trò của nó

Adenosine là chất dẫn truyền thần kinh ức chế trong não, nó có tác dụng ức chế thần kinh và gây ra cơn buồn ngủ. Thụ thể adenosine càng được kích thích thì nó càng gây ức chế thần kinh trung ương và gây những cơn buồn ngủ. Khi bạn ngủ, adenosine được cho là kéo dài giấc ngủ sâu hoặc giấc ngủ sóng chậm. Giai đoạn ngủ này đóng vai trò phục hồi và cho phép cơ thể bạn phục hồi sau khi thiếu ngủ. Trong khi bạn ngủ, não chuyển đổi adenosine trở lại thành ATP, làm giảm nồng độ adenosine và loại bỏ cơn buồn ngủ của bạn

Điều này cũng giải thích cơ chế giúp tỉnh táo của cafein. Caffeine là chất chặn thụ thể adenosine và thúc đẩy sự tỉnh táo. Tuy nhiên, với việc sử dụng caffeine thường xuyên, não có thể tăng cường thụ thể adenosine theo thời gian, dẫn đến giảm tác dụng của caffeine hoặc cần tăng liều.

→ Adenosine giúp điều hòa giấc ngủ, làm tăng giấc ngủ NREM

Cordycepin trong Đông Trùng Hạ Thảo làm tăng đáng kể NREM và giảm REM

Cordycepin (3′-deoxyadenosine) là một chất tương tự adenosine tự nhiên và là một trong những thành phần hoạt tính sinh học của Cordyceps sinensis

Do cấu trúc hóa học của cordycepin tương tự với adenosine, loại chất này đã thu hút sự quan tâm nhờ các tác động đa dạng lên hệ thần kinh trung ương (CNS), như điều hòa giấc ngủ. Cordycepin cũng đã được sử dụng trong y học truyền thống trong việc điều trị chứng mất ngủ.

Để nghiên cứu về cơ chế và ảnh hưởng của Cordycerpin lên giấc ngủ, Zhenzhen Hu và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu: “Cordycepin Increases Nonrapid Eye Movement Sleep via Adenosine Receptors in Rats” năm 2012 và đã xác định được tác động của Cordycerpin lên giấc ngủ như sau:

Bảng 2: Vai trò của Cordycepin và giấc ngủ

Tác Động của Cordycepin đối với Cấu Trúc Giấc Ngủ.: Cordycepin (2 và 4 mg/kg) làm tăng đáng kể NREM (𝑃 < 0.005 và 𝑃 < 0.05) và giảm REM (𝑃 < 0.01 và 𝑃 < 0.01). Tuy nhiên, cả sự tỉnh táo và tổng thời gian ngủ không thay đổi đáng kể so với nhóm đối chứng (Hình 3- bảng 2)

Tác Động của Cordycepin đối với Mật Độ Công Suất EEG trong NREM. Điều thú vị là, cordycepin làm giảm công suất sóng delta trong giấc ngủ NREM (𝑃 < 0.005). Tuy nhiên, sóng theta (𝑃 < 0.005) trong giấc ngủ NREM tăng đáng kể do có  cordycepin (4 mg/kg). Không quan sát thấy sự thay đổi nào về mật độ công suất sóng alpha trong giấc ngủ NREM so với nhóm đối chứng (Hình 5- Bảng 2).

Điều này một lần nữa khẳng định tác dụng điều hòa giấc ngủ của Cordycerpin với vai trò là chất tương tự adenosine trong Đông trùng hạ thảo

Hồng sâm giúp tăng gian NREM đáng kể và giảm thời gian thức giấc

Nghiên cứu “Repeated Administration of Korea Red Ginseng Extract Increases Non-Rapid Eye Movement Sleep via GABAAergic Systems” thực hiện theo dõi và đo điện não đồ, nồng độ của cả tiểu đơn vị α và β của thụ thể axit γ-aminobutyric (GABA) trong 9 ngày sử dụng hồng sâm cho kết quả:

Sau khi sử dụng hồng sâm không có thay đổi đáng kể nào vào ngày thứ 1-5 nhưng đến ngày điều trị thứ 9 tăng thời gian NREM đáng kể và giảm thời gian thức giấc. Điều này được xác định cơ chế cải thiện giấc ngủ thông qua hệ thống GABAergic nhờ xác định sự giảm nồng độ của cả tiểu đơn vị α và β của thụ thể axit γ-aminobutyric (GABA) ở vùng dưới đồi của các nhóm được điều trị bằng hồng sâm.

Từ các nghiên cứu cơ bản, công ty Dược Khoa đã nghiên cứu, bào chế và cho ra đời sản phẩm Trùng Thảo Đan chứa Đông Trùng Hạ Thảo và Hồng sâm giúp tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi và hỗ trợ điều hòa giấc ngủ, mang lại giấc ngủ ngon cho người sử dụng.

Đông Trùng Hạ Thảo trong Trùng Thảo đan được chiết xuất từ loài Cordyceps sinensis nuôi trồng Organic từ Mỹ giúp đảm bảo chất lượng Adenosine và Cordycepin luôn ở mức cao và ổn định mang lại hiệu quả tối ưu cho sản phẩm Trùng Thảo Đan. Hồng Sâm trong Trùng Thảo Đan được chế biến từ nhân sâm 6 năm tuổi qua quá trình chưng hấp và sấy khô giúp các hoạt chất Ginsenoside được cắt bớt các cấu trúc cồng kềnh phức tạp và biến đổi thành dạng dễ hấp thu có sinh khả dụng cao và tác dụng mạnh với hàm lượng ginsenoside tổng cao gấp 5 lần nhân sâm tươi giúp mang lại hiệu quả vượt trội cho người sử dụng.

Trùng Thảo Đan với Đông Trùng hạ thảo Cordycep sinensis Organic Mỹ và Hồng Sâm Hàn Quốc có tác dụng giúp người sử dụng có giấc ngủ ngon để phục hồi lại năng lượng cho cơ thể, mang lại tinh thần phấn chấn, cơ thể khỏe mạnh, giúp hoạt động, làm việc hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tài liệu tham khảo

[1] Reichert, C. F., Deboer, T., & Landolt, H. P. (2022). Adenosine, caffeine, and sleep-wake regulation: state of the science and perspectives. Journal of sleep research, 31(4), e13597. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35575450/

[2] Zhenzhen Hu, Chung-Il Lee, Vikash Kumar Shah, Eun-Hye Oh, Jin-Yi Han, Jae-Ryong Bae, Kinam Lee, Myong-Soo Chong, Jin Tae Hong and Ki-Wan Oh; “Cordycepin Increases Nonrapid Eye Movement Sleep via Adenosine Receptors in Rats” (2012), Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine Volume 2013, Article ID 840134, 8 pages

[3] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3659601/, “Repeated Administration of Korea Red Ginseng Extract Increases Non-Rapid Eye Movement Sleep via GABAAergic Systems”

×
1800 59 99 77

Chat với chúng tôi