Hàng triệu gia đình Việt Nam đang sử dụng điều hòa, nhưng không ít bậc phụ huynh đang đau đầu vì tình trạng trẻ bị nghẹt mũi khi nằm điều hòa. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Bị nghẹt khi nằm điều hòa trong một thời gian dài sẽ có nguy cơ trở thành mãn tính và gây ra các biến chứng đường hô hấp. Mức độ nghiêm trọng của biến chứng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu trẻ bị ngạt mũi do nhiễm vi rút biến chứng hay gặp có thể xảy ra là nhiễm trùng tai, viêm phế quản, viêm xoang.
Nếu trẻ bị ngạt mũi do viêm nhiễm, trẻ có thể bị giảm khả năng nghe do viêm phù nề, đọng mủ làm tắc nghẽn đường lưu thông giữa mũi và tai. Viêm mũi kéo dài còn có thể gây viêm nhiễm ở mắt như viêm túi lệ, viêm màng tiếp hợp, viêm mí mắt. Nếu trẻ bị nghẹt mũi kéo dài, nguy cơ biến dạng khuôn mặt cũng có thể xảy ra, biểu hiện là hẹp hàm ếch, răng vẩu, cằm nhô ra, lồng ngực xẹp, v.v.
Ngoài ra, nghẹt mũi còn ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ như trẻ trở nên chậm chạp, kém linh hoạt, hay nhức đầu, khó tập trung, v.v. Nếu trẻ có biểu hiện nghẹt mũi lâu ngày kèm theo các triệu chứng dịch mũi có màu vàng, xanh, đau đầu, đau tai, sốt cao, ho nhiều, tức ngực thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bệnh ngay.
Tại sao trẻ hay bị nghẹt mũi khi nằm điều hòa? Đây là câu hỏi đã khiến không ít bậc phụ huynh trăn trở, thắc mắc. Theo các chuyên gia, có 3 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Đó là:
Nguyên lý làm lạnh của máy điều hòa là hấp thụ nhiệt. Trong quá trình làm lạnh luồng không khí sẽ đi qua nhiều bộ phận làm lạnh. Bởi thế, độ ẩm trong không khí bị hóa lỏng khi gặp nhiệt độ thấp sẽ dẫn đến hiện tượng có nước chảy ra từ đường ống của máy lạnh. Từ đó độ ẩm trong phòng bị giảm không khí trong phòng sẽ trở nên khô hơn.
Sự hay đổi đột ngột này sẽ kích hoạt các tuyến trong niêm mạc mũi tăng tiết chất nhầy, dẫn đến nghẹt mũi. Đây cũng chính là nguyên nhân lớn nhất giải đáp cho hiện tượng khi nằm điều hòa bị nghẹt mũi, hắt hơi và sổ mũi liên tục. Đặc biệt nếu bạn đặt điều hòa đối diện giường ngủ thì gió sẽ phả thẳng vào mặt, mũi có thể khiến tình trạng khô mũi và nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn.
Bị nghẹt mũi khi nằm điều hòa không chỉ đơn thuần do không khí khô. Khi không được làm sạch thường xuyên, bộ lọc của điều hòa trở thành ổ chứa vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn và các chất gây dị ứng. Những tác nhân này tích tụ dần và sau đó được phát tán vào không khí trong phòng mỗi khi máy hoạt động.
Việc hít phải không khí ô nhiễm này kích thích niêm mạc mũi, gây ra các phản ứng viêm và dẫn đến các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi và đau họng. Đặc biệt, trẻ em thường nhạy cảm hơn với các chất gây dị ứng, do đó chúng dễ bị bị nghẹt mũi khi nằm điều hòa hơn người lớn.
Một trong những nguyên nhân phổ biến khác khiến trẻ nhỏ bị nghẹt mũi là do không gian phòng điều hòa quá kín. Khi chúng ta đóng kín cửa, không tạo điều kiện cho không khí lưu thông, bụi bẩn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ. Điều này đặc biệt xảy ra khi sử dụng điều hòa, bởi các cửa sổ và lỗ thông gió thường được đóng kín để tăng hiệu quả làm lạnh. Việc thiếu thông thoáng khiến không khí trong phòng trở nên ô nhiễm, kích thích niêm mạc mũi và gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, thậm chí là viêm mũi dị ứng.
Việc bị nghẹt mũi khi nằm điều hòa không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ. Để phòng tránh tình trạng này, các bậc phụ huynh cần chủ động tìm hiểu và áp dụng các cách bảo vệ trẻ sơ sinh khi nằm điều hòa. Hãy cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức để tạo một cộng đồng chăm sóc trẻ khỏe mạnh.