Trẻ bị sổ mũi xanh kéo dài thường là do nhiễm trùng đường hô hấp trên. Vi khuẩn hoặc virus gây bệnh sẽ khiến mũi tiết ra chất nhầy có màu xanh hoặc vàng. Vậy làm thế nào để điều trị tình trạng này một cách hiệu quả? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Trẻ bị sổ mũi xanh kéo dài thể hiện hệ miễn dịch của trẻ đang chống lại tác nhân xấu tấn công vào hệ thống hô hấp. Nguyên nhân chảy mũi xanh của trẻ thường là do viêm tuyến VA trong mũi.
Tuyến VA là một bộ phận nằm sâu bên trong mũi phía trên vòm họng có tác dụng tạo kháng thể miễn dịch cho trẻ. Khi trẻ hít thở không khí sẽ đi qua mũi, qua VA rồi mới vào phổi. Tuyến VA bị viêm sẽ trở nên phì đại khiến đường thở của trẻ bị cản trở, các hốc mủ trên bề mặt sẽ hình thành và là nơi cư trú lý tưởng của vi khuẩn. Qua thời gian, tại các hốc mủ này sẽ tạo ra dịch nhầy màu xanh khiến trẻ có hiện tượng sụt sịt và chảy mũi xanh.
Trẻ bị sổ mũi xanh kéo dài rất dễ chuyển sang nhiều bệnh liên quan đến tai mũi họng khác. Ví dụ khi dịch chảy từ mũi lên tai sẽ mang theo các vi khuẩn gây bệnh tạo thành các ổ viêm tại tai giữa của trẻ khiến tai trẻ chảy nước, đau đớn, khó chịu. Ngược lại, nếu dịch viêm VA chảy từ mũi xuống họng vi khuẩn sẽ tấn công các niêm mạc họng, các tiểu phế quản, phế quản và phổi của trẻ khiến trẻ ho nhiều, hô hấp khó khăn.
Một số trẻ nhỏ chưa tự xì mũi được cha mẹ có thể trợ giúp trẻ bằng cách hút mũi, cha mẹ nên sử dụng các dụng cụ chuyên dùng trong y tế chứ không hút mũi bằng miệng, tránh để vi khuẩn từ miệng người lớn thâm nhập vào đường thở của trẻ.
Xịt rửa mũi, hút mũi sẽ giúp đường thở của trẻ trở nên thông thoáng hơn giảm tác nhân gây bệnh giúp ổ viêm VA được cải thiện nhanh hơn.
Đây là cách dễ dàng nhất để tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng của trẻ trước các tác nhân gây bệnh. Trẻ được tiêm phòng đầy đủ sẽ hạn chế được cá bệnh về đường hô hấp nói chung.
Cha mẹ nên động viên trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, trái cây, ăn nhiều canh hoặc bổ sung thêm oresol để bù nước cho trẻ giúp làm loãng dịch mũi.
Một điều cha mẹ cần lưu ý chính là vệ sinh nơi ở. Không khí trong nhà thoáng đãng, khô ráo, đủ ấm và quan trọng nhất là hạn chế tối đa bụi bẩn sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ phục hồi lại sức khỏe hệ hô hấp.
Nếu bạn có thắc mắc về tình trạng của trẻ, bạn có thể nhờ sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn để đưa ra lời khuyên phù hợp cũng như đơn thuốc đúng nhất giúp trẻ nhanh khỏi nhất.
Cha mẹ lưu ý việc tự ý sử dụng thuốc có thể để lại những hậu quả nặng nề trên cơ thể trẻ.
Cho trẻ uống kháng sinh thậm chí là kháng sinh liều cao vì cho rằng mũi xanh là biểu hiện bệnh đã nặng là cách xử trí sai lầm thường gặp ở các bậc cha mẹ. Thực tế mũi xanh chỉ là một diễn biến tự nhiên của viêm đường hô hấp trên và bạn không thể xác định được mũi xanh là do vi khuẩn hay virus gây nên, mà kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn. Việc tự ý dùng kháng sinh có thể không giúp trẻ mau khỏi mà con khiến trẻ chịu hậu quả kháng kháng sinh trong tương lai.
Một số gia đình cứ thấy trẻ nhỏ bị mũi xanh là cho xông tinh dầu. Mọi người vẫn nghĩ tinh dầu sẽ giúp trẻ dễ thở hơn và giúp thông mũi họng. Tuy nhiên có rất nhiều trẻ bị mẫn cảm với hương liệu và các thành phần tạo nên mùi hương dẫn đến nhiều ca cấp cứu vì trẻ bị kích ứng,khó thở.
Với những thông tin về tình trạng trẻ bị sổ mũi xanh kéo dài như trên, hy vọng cha mẹ sẽ không quá lo lắng về tình trạng của con và biết cách xử trí phù hợp giúp con nhanh chóng khỏi bệnh.