Trẻ bị nghẹt mũi khó thở nhưng không sốt là triệu chứng mà cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm. Bệnh hen phế quản, viêm phế quản, viêm phổi có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị khó thở, nếu cha mẹ chủ quan bỏ qua thì những bệnh lý này có thể diễn biến thành nhiều biến chứng khó lường. Vậy nên để điều trị tình trạng này cha mẹ cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ bị khó thở nhưng không sốt qua bài viết dưới đây.
Đây là bệnh khiến trẻ khó thở nhưng không sốt, bệnh hen suyễn ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em trên thế giới và được coi là bệnh lý mãn tính nhất ở trẻ. Tuy nhiên, các triệu chứng ở giai đoạn đầu của bệnh lại khá mờ nhạt, điều đó khiến bố mẹ không để ý và dễ bỏ qua. Khi trẻ bị khó thở bố mẹ cần cân nhắc đến khả năng con bị mắc hen, vì đặc trưng của bệnh hen phế quản là các cơn khó thở đột ngột không kèm theo sốt.
Cơn khó thở thường xảy ra khi vừa tiếp xúc với dị nguyên, cơn khó thở thường xuất hiện nhiều hơn về ban đêm. Trẻ lên cơn hen có biểu hiện thở nhanh, nhịp thở nông, ho nhiều, thở khò khè tức ngực. Tùy vào mức độ dị ứng mà các cơn khó thở sẽ kết thúc nhanh hoặc kéo dài. Tuy nhiên giữa các đợt khó thở trẻ thường không có triệu chứng hoặc dấu hiệu gì, điều này gây khó khăn cho bố mẹ trong việc xác định nguyên nhân.
Trẻ nhỏ bị khó thở có thể do bệnh viêm tiểu phế quản, bệnh viêm tiểu phế quản đặc trưng bởi triệu chứng ho nhiều, khó thở, thở khò khè, mặc dù là bệnh lý nhiễm khuẩn nhưng ở giai đoạn sớm trẻ nhỏ thường ít khi có biểu hiện sốt. Điều này làm cha mẹ bỏ sót nguyên nhân này khi thấy trẻ nghẹt mũi khó thở nhưng không sốt.
Do sức đề kháng của trẻ con yếu nên viêm tiểu phế quản là một bệnh lý điển hình ở những trẻ nhỏ hơn 24 tháng tuổi, trong đó nhiều trường hợp là do nhiễm khuẩn hô hấp sau biến chứng thành viêm tiểu phế quản. Trước khi bị viêm tiểu phế quản trẻ thường bị sổ mũi, viêm họng, cảm lạnh, nếu bệnh để lâu virus dễ lây lan từ vòm họng đến tiểu phế quản gây tổn thương và gây viêm tiểu phế quản.
Các triệu chứng đầu tiên của bệnh có thể là ho nhẹ và thở khò khè, một số trẻ còn bị nôn trớ mệt mỏi, chán ăn. Hầu hết trẻ bị viêm phế quản đều hồi phục nhanh chóng nếu được điều trị sớm.
Ở trẻ dưới 7 tuổi tại vùng vòm mũi họng có một tổ chức mô gọi là VA, khi trẻ hít vào không khí sẽ đi qua vùng VA này để xuống phổi, vì phải tiếp xúc với luồng không khí ngoài môi trường nên nguy cơ nhiễm khuẩn ở đó rất cao. Một đặc điểm của viêm VA là thường xuất hiện ở trẻ em dưới 7 tuổi, bởi với trẻ lớn bộ phận này sẽ dần teo lại, khi vùng VA bị viêm nó sẽ sưng phù và làm cản trở con đường lưu thông khí vào phổi khiến trẻ bị nghẹt mũi. Bên cạnh đó, lượng không khí vào phổi giảm khiến trẻ khó thở, nhịp thở của trẻ ngắn và đôi khi có tiếng rít. Ngoài ra quá trình viêm nhiễm còn kích thích tiết dịch nhầy tại VA khiến trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi.
Vài ngày đầu trẻ có thể chỉ bị nghẹt mũi khó thở ngắt quãng, nhưng lâu dần khi ổ viêm lan rộng trẻ dễ bị sốt và sốt cao. Điều này khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn, khó ngủ và suy nhược. Vào ban đêm các triệu chứng xuất hiện mạnh hơn và nghiêm trọng hơn.
Trẻ bị nghẹt mũi khó thở nhưng không sốt có thể do viêm phổi. Sau một đợt cảm lạnh hoặc viêm đường hô hấp trên, vi khuẩn có thể thâm nhập xuống phổi và gây ra các tổn thương tại phổi. Do bị cản trở đường dẫn khí trong phổi nên ban đầu trẻ bị khó thở nhưng không sốt. Tuy nhiên bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ lại diễn tiến khá nhanh, sau vài ngày trẻ xuất hiện tình trạng khò khè, khó thở kèm sốt cao tức ngực. Do vậy vào thời điểm giao mùa trẻ bị nhập viện vì viêm phổi tăng lên đáng kể.
Trẻ nhỏ thường mải chơi mà thường không để ý đến triệu chứng mà mình đang gặp phải, vì thế cha mẹ cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn để hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi khó thở nhưng không sốt. Từ đó lưu ý tình trạng của con để có biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp tránh các biến chứng nguy hiểm đến hệ hô hấp của con sau này.
Xem thêm: Trẻ thường xuyên bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ phải làm sao?