Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên bị nghẹt mũi, gây khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nhưng có một điều khá lạ là nhiều trẻ bị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi. Tại sao lại như vậy? Cùng tìm hiểu những nguyên nhân tiềm ẩn đằng sau tình trạng này nhé!
Viêm mũi dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi. Khi tiếp xúc với phấn hoa hoặc lông thú cưng, trẻ bị viêm mũi dị ứng sẽ có các triệu chứng giống như bị cảm cúm liên tục, dù thực ra cơ thể đang có phản ứng với những chất này.
Chứng nghẹt mũi sơ sinh xảy ra khi trẻ vừa ra đời nhưng không được lấy hết toàn bộ chất nhầy trong mũi. Điều này khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi. Vì trẻ dưới 2 tháng tuổi chủ yếu thở bằng mũi (chưa biết thở bằng miệng) nên tình trạng nghẹt mũi sơ sinh sẽ làm cho trẻ khó thở, khó chịu, dẫn đến khó bú và khó ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Trong trường hợp này, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở có chuyên môn để làm sạch các chất nhầy tồn đọng trong mũi trẻ.
Virus gây bệnh cảm xâm nhập vào mũi khiến cơ thể phản ứng lại và làm sưng, viêm lớp niêm mạc mũi dẫn đến tình trạng nghẹt mũi nhưng không có nước mũi ở trẻ.
Trong một số trường hợp, cảm cúm, cảm lạnh có thể khiến trẻ có nước mũi. Sự tích tụ dịch nhầy trong khoang mũi là nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi mà không có nước mũi tạm thời.
Nhiễm trùng xoang – một đặc trưng của bệnh hô hấp – có thể là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Các xoang mũi có thể chứa đầy chất nhầy chứa vi khuẩn, vi rút, nếu để lâu ngày không được vệ sinh có thể gây ra viêm xoang.
Chứng phì đại Adenoid cũng là một bệnh hô hấp gây ra tình trạng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Adenoid, hay còn gọi là vòm họng, là một phần của vòng bạch huyết Waldeyer, có chức năng như hàng rào bảo vệ đường hô hấp trên. Adenoid có tác dụng lọc không khí đi vào để phát hiện vi trùng, từ đó kích hoạt phản ứng miễn dịch sớm khi phát hiện kẻ xâm nhập.
Khi Adenoid bị nhiễm trùng mạn tính do vi khuẩn hoặc bị viêm liên tục bởi các chất gây dị ứng, adenoid sẽ sưng lên hoặc phì đại, cản sở luồng không khí giữa mũi và khí quản trong cổ họng. Các triệu chứng của phì đại adenoid bao gồm:
Tình trạng mắc dị vật trong mũi thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Những dị vật này gây nghẹt mũi và làm tắc nghẽn đường thở của trẻ. Đối với những trường hợp này, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để gắp dị vật ra.
Tuyệt đối không được tự ý lấy dị vật trong mũi trẻ vì điều này có thể làm tổn thương niêm mạch mũi, đẩy dị vật vào sâu hơn.
Lệch vách ngăn mũi, dù do yếu tố bẩm sinh hay chấn thương, đều có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn đường thở một bên, biểu hiện bằng triệu chứng nghẹt mũi không kèm theo chảy nước mũi.
Dấu hiệu lệch phổ biến nhất là một bên mũi luôn bị sung huyết hơn bên còn lại. Các triệu chứng khác của lệch vách ngăn mũi bao gồm:
Những thông tin trên có thể giúp cha mẹ hiểu được các nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi nhằm đưa ra hướng điều trị thích hợp cho trẻ.
Xem thêm: Mẹo trị nghẹt mũi nhanh chóng cho trẻ