Những nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi

14/12/2024 Tác giả: DK Pharma Chuyên gia tham vấn: Vũ An Phượng

Trẻ sổ mũi lâu ngày không khỏi là tình trạng thường gặp nhất vào thời điểm giao mùa. Trẻ sổ mũi khiến trẻ khó chịu, không thể ăn uống gì, cả gia đình lo lắng cho tình trạng của con. Vậy nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi là do đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Trẻ bị sổ mũi

Trẻ bị sổ mũi

Trẻ bị sổ mũi do trẻ bị viêm mũi dị ứng

Khi trẻ nhỏ bị hắt hơi, sổ mũi và ho liên tục, cha mẹ nên đặc biệt lưu ý đến nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi như bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ theo mùa. Bệnh này xuất hiện khi thời tiết chuyển lạnh vào những thời điểm giao mùa có nhiều phấn hoa hoặc có thể xuất hiện quanh năm khi gặp luồng gió lạnh, tiếp xúc với bụi, lông động vật nuôi trong nhà.

Bệnh viêm mũi dị ứng thường khiến trẻ gặp những dấu hiệu khó chịu  như:

  • Đau.
  • Ngứa mũi.
  • Hắt hơi liên tục.
  • Đau nhức 2 bên sống mũi.
  • Đau đầu.
  • Trẻ bị nghẹt mũi.
  • Chảy nhiều nước mũi.
  • Buồn nôn.
  • Ho.
  • Chán ăn, mệt mỏi.

Nếu tình trạng nặng có thể gây ra ù tai, khó thở.

Trẻ bị sổ mũi do viêm mũi dị ứng

Trẻ bị sổ mũi do viêm mũi dị ứng

Cảm lạnh – nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi

Virus có thể lây nhiễm vào mũi họng và xoang, đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng cảm lạnh ở trẻ nhỏ. Bệnh này có xu hướng phổ biến hơn vào các mùa như mùa thu, mùa đông khi thời tiết trở lạnh hoặc vào mùa hè khi trẻ nằm nhiều trong điều hòa.

Các triệu chứng điển hình khi trẻ cảm lạnh như:

  • Trẻ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi.
  • Hắt hơi liên tục.
  • Viêm họng.
  • Trẻ chán ăn.
  • Đau đầu hoặc cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường.
  • Sốt nhưng thường sốt không cao.

Tình trạng này nếu trở nặng có thể gây phát ban, viêm tiểu phế quản gây khó thở hoặc trẻ bị đau mắt, đau họng, viêm tuyến ở cổ.

Trẻ bị cảm lạnh

Trẻ bị cảm lạnh

Trẻ bị sổ mũi do bệnh cảm cúm ở trẻ

Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ở trẻ do trẻ bị nhiễm virus rất dễ lây lan. Bệnh này xảy ra quanh năm, đặc biệt là lúc thời tiết giao mùa.

Bệnh cảm cúm có thời gian ủ bệnh rất ngắn chỉ sau khoảng 2 ngày kể từ khi virut tiếp xúc với cơ thể và thường gây ra các biểu hiện như:

  • Trẻ sốt.
  • Trẻ sợ gió.
  • Trẻ rét run cảm thấy ớn lạnh trong người.
  • Ho.
  • Hắt hơi.
  • Họng bắt đầu sưng đỏ.
  • Đau tai.
  • Nhức đầu.
  • Đau nhức cơ.
  • Chảy nước mắt, nước mũi nhiều.

Trẻ bị sổ mũi do trẻ bị viêm VA

VA là nơi có chứa các tế bào bạch cầu, những tế bào này có nhiệm vụ chống lại các loại vi khuẩn khi chúng đi vào cơ thể qua đường hô hấp. Bệnh viêm VA bao gồm 2 loại:

  • Viêm VA cấp tính: Loại này thường xảy ra ở trẻ 6 tháng tuổi đến 7 tuổi và ít gặp ở những trẻ lớn hơn. Trẻ thường sốt cao và kèm theo chảy nước mũi đặc, trẻ sẽ không bú liên tục do bị nghẹt mũi, ho nhiều, mệt mỏi, trẻ ngủ kém hay quấy khóc, biếng ăn, hơi thở có mùi hôi.
  • Viêm VA mãn tính: Đây là tình trạng viêm kéo dài và thường có dấu hiệu như nghẹt mũi và chảy nước mũi, trẻ khó thở, thở khò khè, thỉnh thoảng trẻ có cơn ngừng thở rất nguy hiểm, vậy nên mẹ cần chú ý đến vấn đề này.
Trẻ bị sổ mũi do trẻ bị viêm VA

Trẻ bị sổ mũi do trẻ bị viêm VA

Viêm xoang một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi

Viêm xoang là một bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi, bệnh này thường được chia thành 2 loại chính và đối với mỗi loại sẽ có các triệu chứng điển hình như:

  • Viêm xoang cấp tính: Triệu chứng thường có thể xuất hiện đột ngột và có thể mất rất nhanh sau khoảng 1 đến 2 tuần. Trẻ có những biểu hiện như sốt nhẹ, chảy nước mũi kéo dài kèm theo ho, hắt hơi, trẻ quấy khóc, mệt mỏi, ăn ngủ kém.
  • Viêm xoang mạn tính: Thường hình thành do trẻ không được điều trị đúng cách dẫn đến tình trạng trẻ bị viêm kéo dài trên 8 tuần. Nếu bệnh này không được chữa trị tốt có thể dẫn đến nguy hiểm cho trẻ như viêm màng não, viêm tai giữa, viêm amidan.
Trẻ bị sổ mũi do viêm xoang

Trẻ bị sổ mũi do viêm xoang

Trên đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài cha mẹ nên lưu ý. Để phòng ngừa tình trạng sổ mũi kéo dài ở trẻ, cha mẹ nên vệ sinh mũi trẻ khi trẻ có những dấu hiệu sớm của tình trạng sổ mũi. Trong trường hợp trẻ bị sổ mũi kéo dài không khỏi kèm theo các triệu chứng như sốt, đau, khó chịu, quấy khóc,… cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên môn để được khám và điều trị.

Xem thêm: Những bài thuốc trị nghẹt mũi sổ mũi cho trẻ

×
1800 59 99 77

Chat với chúng tôi