Những nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ

13/12/2024 Tác giả: DK Pharma Chuyên gia tham vấn: Vũ An Phượng

Nghẹt mũi là tình trạng thường gặp ở trẻ em, nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Vậy những nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ là gì và các biện pháp điều trị cho trẻ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số nguyên nhân khiến trẻ nghẹt mũi, từ đó giúp cha mẹ điều trị và phòng ngừa nghẹt mũi cho con tốt hơn.

Trẻ bị nghẹt mũi

Trẻ bị nghẹt mũi

Nghẹt mũi là gì?

Nghẹt mũi là tình trạng khiến trẻ khó chịu và khó thở. Mũi được cấu tạo bởi các lông và niêm mạc mũi. Khi mũi bị tác động bởi các tác nhân lạ, cuốn mũi sẽ sưng lên ngăn chặn tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể đồng thời tiết ra các chất nhầy khiến mũi bị nghẹt. Ngoài ra, những dị vật hay khuyết tật mũi cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới nghẹt mũi ở trẻ.

Nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ

Trẻ bị nghẹt mũi có thể thể do một số nguyên nhân như:

  • Cảm lạnh và cúm: Chất nhầy do mũi tiết ra khi thời tiết khô lạnh có thể khiến trẻ bị nghẹt mũi tạm thời.
  • Viêm xoang: Tình trạng sổ mũi lâu ngày có thể dẫn tới viêm xoang khiến các xoang chứa đầy chất nhầy dẫn tới trẻ bị nghẹt mũi.
  • Viêm mũi dị ứng: Một số tác nhân dị ứng như phấn hoa, lông động vật hoặc khói bụi khiến mũi bị kích ứng, sưng lên làm nghẹt mũi trẻ.
  • Polyp mũi: Sự phát triển của các polyp mũi chắn đường thở.
  • Dị vật lọt vào mũi: Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân có thể do có dị vật lọt vào mũi như các hạt nhỏ hoặc đồ chơi nhỏ gây tắc nghẽn nếu lâu ngày sẽ xuất hiện dịch nhầy có mùi hôi hoặc trẻ bị sốt do viêm.
  • Hẹp lỗ mũi: Tình trạng này thường được phát hiện sau khi sinh.
  • Lệch vách ngăn mũi: Hai bên mũi phải và trái được ngăn cách bởi một vách ngăn bằng xương và sụn gọi là vách ngăn mũi. Đôi khi, vách ngăn có thể nghiêng nhiều hơn về một bên, gây tắc nghẽn ở bên đó. Biến dạng này có thể xuất hiện khi sinh ra hoặc do chấn thương mũi.
Nguyên nhân khiến bé bị nghẹt mũi

Nguyên nhân khiến bé bị nghẹt mũi

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Thông thường tình trạng nghẹt mũi do cảm cúm sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, khi tình trạng nghẹt mũi kéo dài, nghẹt mũi có thể là triệu chứng nguy hiểm của các nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ được liệt kê ở trên. Trường hợp này, trẻ cần được kiểm soát và được đi khám để chẩn đoán và điều trị.

Điều trị trẻ bị nghẹt mũi

Tùy vào tình trạng và nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ mà phương pháp điều trị ở mỗi trẻ là khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết trẻ bị nghẹt mũi phần lớn là do cảm lạnh hoặc cảm cúm. Vậy nên, cha mẹ cần có các kỹ năng cần thiết giúp giảm tình trạng nghẹt mũi mỗi khi có dịch cúm xảy ra. Dưới đây là một số phương pháp điều trị nghẹt mũi tại nhà cha mẹ có thể tham khảo:

  • Giữ ấm cho trẻ mỗi khi thời tiết chuyển mùa lạnh.
  • Cho trẻ uống nước đầy đủ. 
  • Vệ sinh mũi thường xuyên cho trẻ đặc biệt là khi trẻ bị nghẹt mũi sổ mũi. 
  • Sử dụng Dung dịch nhỏ mũi điều hòa Lovie Baby Drops cho trẻ giúp giữ ẩm, làm thông mũi, kháng viêm kháng khuẩn an toàn. 
  • Dùng máy phun sương mát khi trẻ ngủ giúp bổ sung độ ẩm trong phòng làm loãng chất nhầy, từ đó trẻ ngủ ngon hơn. 

Nhỏ mũi điều hòa Lovie làm thông thoáng đường thở nhanh chóng

Trong trường hợp tình trạng nghẹt mũi kéo dài kèm sổ mũi hoặc sốt cao, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế có chuyên môn để được khám và điều trị, tránh để tình trạng tiến triển xấu dẫn tới viêm xoang hoặc viêm tai giữa. 

Trẻ em rất hay bị nghẹt mũi và có rất nhiều nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ nhỏ. Trong trường hợp con bị nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc cảm cúm, cha mẹ có thể sử dụng các cách chữa nghẹt mũi nhanh chóng ngay tại nhà cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ có một số dấu hiệu bất thường như sốt, dịch mũi có màu vàng hoặc nâu, có mùi cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được chẩn đoán nguyên nhân cũng như có phương pháp điều trị phù hợp. Đây có thể là những triệu chứng tiềm ẩn liên quan đến các bệnh lý khác của mũi hoặc các biến chứng do sổ mũi, nghẹt mũi lâu ngày. 

×
1800 59 99 77

Chat với chúng tôi