Trẻ sơ sinh thường thở khò khè khi nghẹt mũi do mũi trẻ tăng tiết dịch khiến trẻ khó thở hơn bình thường. Tình trạng này thường khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi thậm chí bỏ bú. Khò khè là âm thanh phát ra do sự tắc nghẽn của ống dẫn khí nhỏ của tiểu phế quản và phế quản, chính sự tắc nghẽn này sẽ khó lưu thông dẫn khí khiến trẻ khó thở. Tuy nhiên, khi trẻ thở khò khè, nghẹt mũi cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, bao gồm cả thuốc kháng sinh, kháng viêm, long đờm. Cha mẹ cũng không nên quá lo lắng, bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số mẹo trị nghẹt mũi nhanh chóng cho trẻ.
Nước muối sinh lý có tác dụng rất tốt trong việc làm ẩm và làm lỏng các chất nhầy, sau đó cha mẹ nên hút mũi để làm sạch mũi cho trẻ và giúp trẻ dễ thở hơn từ đó hết khò khè, nghẹt mũi. Đây là mẹo trị nghẹt mũi nhanh chóng cho trẻ mà nhiều cha mẹ thường dùng do cách này đơn giản mà đem lại hiệu quả rất tốt.
Tuy nhiên, cha mẹ không nên nhỏ nước muối sinh lý 4 ngày liên tiếp cho trẻ vì có thể khiến tình trạng khô mũi ở trẻ trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt mẹ cũng không nên tự pha nước muối sinh lý, vì nước muối cha mẹ pha không đảm bảo đúng nồng độ và có thể chứa vi khuẩn ảnh hưởng đến mũi trẻ.
Đối với những trẻ bị thở khò khè do nghẹt mũi, cha mẹ nên thường xuyên tắm ấm cho trẻ. Mẹo dân gian dễ làm nhất là cho trẻ tắm nước gừng, gừng có vị cay tính ấm quy về phế tỳ và vị có tác dụng giúp tiêu hóa, chống viêm, chống đau, chống nôn, chống lạnh.
Khi tắm nước gừng ấm, dịch mũi của trẻ sẽ loãng ra giúp trẻ dễ đưa dịch nhầy ra ngoài và cha mẹ có thể dễ dàng vệ sinh mũi cho trẻ.
Ngoài tắm nước ấm cha mẹ có thể dùng một chiếc khăn sạch hoặc gạc sạch ngâm vào nước ấm rồi chườm lên mũi cho trẻ để hơi ấm tác động làm loãng dịch nhầy giúp dịch nhầy thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Từ đó cải thiện tình trạng nghẹt mũi ở trẻ, lưu ý phương pháp này chỉ được áp dụng đối với trẻ đã biết ngồi.
Theo y học cổ truyền, dầu tràm có mùi thơm tính ấm và sưởi ấm trẻ thông qua 2 đường kinh tỳ và phế có công dụng hoạt huyết khô phong. Ông bà ngày xưa vẫn sử dụng như một loại dầu mát xa tại nhà, kích thích các huyệt dũng tuyền dưới lòng bàn chân của trẻ. Từ lâu phương pháp này đã được coi là giải pháp phòng cảm lạnh, giảm ho, nghẹt mũi không cần dùng thuốc rất kinh điển. Thoa dầu tràm vào lòng bàn chân của trẻ có tác dụng giữ ấm cơ thể trẻ, giảm tình trạng chảy nước mũi, dịch nhầy trong mũi.
Một mẹo trị nghẹt mũi nhanh chóng cho trẻ thường được dùng là sử dụng một chiếc khăn mềm để nâng cao đầu và vai cho trẻ trong lúc ngủ. Tư thế ngủ cao đầu sẽ giúp dịch nhầy dễ chảy xuống họng từ đó giúp trẻ giảm nghẹt mũi.
Động tác mát xa nhẹ bằng cách day cánh mũi sẽ giúp cho trẻ dễ thở, giảm bớt cảm giác khó chịu. Động tác này cần được thực hiện sau khi nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ.
Nếu không khí trong phòng quá khô và ngột ngạt, trẻ sẽ khó cải thiện được tình trạng nghẹt mũi đặc biệt là vào mùa lạnh hoặc trẻ nằm lâu trong điều hòa. Cha mẹ có thể sử dụng máy phun sương mát để tạo độ ẩm trong phòng cho trẻ để giúp trẻ thoải mái hơn.
Ngoài những mẹo trị nghẹt mũi nhanh chóng cho trẻ nêu trên, cha mẹ cũng nên để ý tình trạng trẻ hay nghẹt mũi, thở khò khè do dị ứng với mùi. Do vậy, cha mẹ nên hạn chế tối đa các sản phẩm có mùi nồng trong phòng trẻ như: sữa tắm mùi nồng, nước xả vải, nước lau sản, phấn hoa, nước hoa, khói thuốc lá,…
Xem thêm: Những điều cần biết về tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh