23 “tuyệt chiêu” giúp trẻ biếng ăn “vét sạch bát”, mẹ nhất định phải biết!

12/05/2017 Tác giả: DK Pharma Chuyên gia tham vấn: Nguyễn Thị Minh Phương

Trẻ biếng ăn là nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của con. Bài viết này sẽ chia sẻ 23 “tuyệt chiêu” giúp bé ăn ngon miệng hơn, mẹ hãy áp dụng để bé yêu “tăng ký vèo vèo”!

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Biếng ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là từ 1 đến 6 tuổi. Trẻ biếng ăn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

  1. Chế độ ăn uống:
  • Khẩu phần thiếu cân đối: Chế độ ăn thiếu cân bằng, thiên lệch về một nhóm thực phẩm hoặc không đầy đủ 4 nhóm chính (protein, chất béo, tinh bột, khoáng chất) có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thức ăn và khiến trẻ chán ăn.
  • Ăn dặm quá sớm: Việc cho trẻ ăn dặm trước thời điểm thích hợp (thường là trước 4 tháng tuổi) có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng và biếng ăn.
  1. Thay đổi sinh lý hoặc mắc bệnh:
  • Thay đổi sinh lý: Những thay đổi trong quá trình phát triển của trẻ như biết lật, biết bò, biết đi, mọc răng,… cũng có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và khiến trẻ biếng ăn.
  • Mắc bệnh: Một số bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, thiếu men tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng, viêm đường hô hấp,… có thể gây ra các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, ho, sốt,… khiến trẻ không muốn ăn.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh, viên sắt, vitamin A, vitamin D quá liều cũng có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ.
  1. Thói quen ăn uống:
  • Thực đơn nhàm chán: Việc lặp đi lặp lại các món ăn hoặc nguyên liệu nấu nướng khiến trẻ cảm thấy nhàm chán và không muốn ăn.
  • Ăn vặt nhiều: Việc cho trẻ ăn nhiều quà vặt, bánh kẹo trước bữa ăn chính khiến trẻ no và không muốn ăn thức ăn chính.
  • Yếu tố tác động trong bữa ăn: Cha mẹ cho trẻ xem tivi, chơi điện tử,… khi ăn khiến trẻ mất tập trung, ăn lâu và dẫn đến tình trạng ngang bụng, không muốn ăn thêm.
  • Lượng thức ăn không phù hợp: Khẩu phần ăn quá ít hoặc quá nhiều cũng có thể khiến trẻ biếng ăn.
  1. Yếu tố tâm lý:
  • Áp lực từ cha mẹ: Việc ép buộc trẻ ăn hết khẩu phần, la mắng hoặc trừng phạt khi trẻ không chịu ăn có thể khiến trẻ sợ hãi và hình thành tâm lý chống đối, dẫn đến trẻ biếng ăn.
  • Thay đổi môi trường: Trẻ biếng ăn có thể do thay đổi môi trường sống, giờ ăn, nơi ăn hoặc người cho ăn.

Trẻ chán nản không muốn ăn

Hậu quả khôn lường khi trẻ biếng ăn kéo dài

Nếu tình trạng biếng ăn kéo dài, trẻ có thể gặp phải những hậu quả nghiêm trọng sau:

  • Thiếu hụt dinh dưỡng:
    Khi trẻ biếng ăn, cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, và sự phát triển thể chất của trẻ. Trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu, hay mắc bệnh.
  • Chậm phát triển trí não:
    Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não của trẻ. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, trẻ có thể gặp các vấn đề về trí tuệ, học tập, và khả năng ghi nhớ.
  • Nguy cơ mắc bệnh cao:
    Trẻ biếng ăn thường có sức đề kháng yếu, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, và nhiễm trùng.

Trẻ biếng ăn trong thời gian dài sẽ dễ bị bệnh

23 cách trị trẻ biếng ăn

1. Không nên cho trẻ ăn vặt

Việc cho trẻ ăn vặt và dùng các loại đồ ăn chứa nhiều calo như socola, kẹo hay đồ uống có ga sẽ khiến cho hàm lượng đường trong máu tăng cao gây ra cảm giác no ảo. Chính vì thế, cứ đến giờ ăn, con sẽ không cảm thấy đói và chán ăn.

2. Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc

Việc ngủ đủ giấc có mối liên hệ chặt chẽ với sự thèm ăn đối với trẻ nhỏ. Nếu trẻ bị thiếu ngủ thì não sẽ bị ức chế, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa. Do đó, để trẻ ngủ đủ và ngủ say giấc đóng vai trò rất quan trọng. Mẹ cũng nên nhớ số giờ bé cần ngủ dị biệt với mỗi độ tuổi.

3. Chú ý tới hình thức món ăn

Trẻ em luôn thích những gì nhiều màu sắc, vì vậy trước khi thử xem món ăn đó có ngon không, trẻ sẽ bị thu hút nếu món ăn mẹ nấu thật có nhiều màu sắc sáng chói xen lẫn nhau và hấp dẫn.

Việc tạo ra một bữa ăn đẹp mắt và ngon miệng sẽ giúp cải thiện chứng chán ăn ở trẻ nhỏ. Hình thức quen thuộc cũng khiến trẻ nhàm chán và không có hứng thú ăn.

Hình thức ảnh hưởng tới hứng thú ăn uống của trẻ

4. Kích thích trí tò mò của trẻ

Trẻ em vốn dĩ yêu thích vị ngọt hơn các vị khác. Tuy nhiên, với sự khéo léo của cha mẹ, ta hoàn toàn có thể hướng sự chú ý của trẻ đến những hương vị đa dạng khác.

Hãy để trẻ khám phá món ăn mới. Đừng ép buộc nếu trẻ không thích món ăn mới ngay từ lần đầu tiên. Thay vào đó, hãy kiên nhẫn giới thiệu món ăn đó cho trẻ 4-5 lần trong khoảng thời gian từ 4 đến 7 tuổi. Khi trẻ đã quen thuộc với món ăn, khả năng tiếp nhận và yêu thích món ăn mới sẽ cao hơn.

5. Tạo không khi vui vẻ cho bữa ăn

Bật nhạc vui nhộn, trò chuyện với trẻ về món ăn, và khen ngợi khi trẻ tự xúc ăn thành công.

6. Cho trẻ ăn sữa chua

Nên cho trẻ ăn hoa quả trước bữa ăn nửa giờ tốt hơn là sau khi ăn. Bên cạnh đó, bạn nên tạo thói quen chỉ dùng nước ngọt trong các dịp lễ, sinh nhật.

7. Cho trẻ ăn khi thấy đói

Trẻ em thường chối bỏ thức ăn chẳng qua là vì chúng chưa đói. Cũng có thể do bạn đã vô tình không cho bé cơ hội ấy.

Hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn và hay đợi để tự bé phải nhắc đến bữa ăn vì đói bụng. Khi đã quan sát được lúc nào bé thường thấy đói, bạn hãy cho bé ăn vào những giờ cố định.

8. Tránh kéo dài bữa ăn

Mỗi bữa ăn bạn nên bớt ít khẩu phần và ngồi bên cạnh, bắt trẻ phải tập trung ăn trong vòng 20 – 30 phút. Nếu hết thời gian đó mà con bạn chưa ăn xong thì ngưng ngay bữa ăn. Đặc biệt trước bữa ăn khoảng 30 phút, không nên cho trẻ ăn vặt.

9. Rủ trẻ cùng vào bếp với mẹ

Trẻ em thường tò mò và thích khám phá. Khi được tham gia vào quá trình nấu nướng, trẻ sẽ cảm thấy hứng thú với món ăn hơn. Chúng sẽ háo hức muốn thử món ăn do chính mình tạo ra.

Rủ trẻ tham gia nấu ăn cùng mẹ

10. Chấp nhận một số món ăn trẻ thích

Đừng bực mình nếu bé nhất quyết đòi uống sinh tố cà chua với cam. Khẩu vị của mỗi người là khác nhau, và điều quan trọng là bé cảm thấy ngon miệng.

Chiều theo ý thích của bé nếu bé chỉ thích bánh mì kẹp bơ hay uống sữa bằng ống hút. Bé sẽ tự chán sau một thời gian và sẵn sàng thử những món mới.

11. Khuyến khích trẻ tự ăn

Phần lớn trẻ 2-3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu người mẹ cứ để trẻ tự xúc cơm.

Nếu người mẹ cứ bón cho con ăn mãi, dần dần bé sẽ nhận thấy rằng bữa ăn đúng là một cực hình đầy khó chịu, chẳng khác gì phải gội đầu hay uống thuốc.

Hãy làm sao để trẻ biếng ăn cảm thấy rằng bữa ăn là niềm vui, là sự thích thú giống như trẻ đang chơi một trò chơi vui vậy.

12. Không nên ép trẻ ăn theo tiêu chuẩn

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, cha mẹ không nên ép trẻ ăn theo tiêu chuẩn. Nếu trẻ ăn ít hoặc thiếu một hai món trong bữa, cha mẹ có thể bổ sung bằng các thức ăn khác mà trẻ thích như bánh bông lan, snack, trái cây…

13. Mẹ nên lên thực đơn hàng ngày khoa học, đa dạng và hấp dẫn

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, do các bà mẹ không có kế hoạch lên thực đơn hàng ngày cho con, khiến trẻ đứng trước nguy cơ bị thiếu chất (một trong số các nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn), ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí não và thể chất.

Mẹ nên xây dựng chế độ ăn cho trẻ biếng ăn đa dạng, khoa học với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng theo độ tuổi, vừa đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho con, vừa giúp con hào hứng hơn với các bữa ăn.

14. Cho trẻ ăn vào những giờ cố định

Việc ăn uống đúng giờ giúp tạo lập thói quen tốt cho trẻ. Thời lượng cho mỗi bữa ăn cũng cần được kiểm soát, không nên kéo dài quá lâu để tránh ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn. Bữa ăn chính không nên kéo dài hơn 30 phút, và bữa phụ không quá 20 phút, dù bé ăn quá chậm hay chưa ăn hết thức ăn. Điều này giúp trẻ hứng thú và tập trung hơn vào việc ăn uống.

15. Giảm số bữa ăn.

Một đứa trẻ 3 tuổi thực sự không cần đến 5 bữa ăn mỗi ngày. Giữa bữa sáng và bữa trưa, thay vì cho trẻ ăn cháo hay một lưng cơm, bạn hãy cho trẻ ăn một quả chuối hay miếng đu đủ, có thể sau đó trẻ sẽ ăn trưa một cách ngon lành.

16. Giảm khẩu phần ăn của trẻ

Thay vì một bát cơm đầy, hãy cho trẻ khẩu phần nhỏ với nhiều màu sắc: một miếng thịt nhỏ, một ít cơm và vài muỗng canh thức ăn khác. Trẻ sẽ cảm thấy thích thú và ăn ngon miệng hơn.

Giảm khẩu phần ăn cho trẻ

17. Hãy để cho trẻ tự chọn.

Trước khi nấu ăn, bạn hãy hỏi trẻ: “Con thích ăn gì nào?” và đưa ra một thực đơn mà bạn có thể làm để trẻ chọn. Có thể trẻ sẽ chẳng chọn gì cả, biết làm sao được! Nhưng cũng có thể trẻ sẽ thích một món nào đó.

18. Đừng ép trẻ ăn cái mà nó không thích.

Thay vì thịt, bạn có thể cho trẻ ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu trẻ sợ rau, thì thay vì bực bội, bạn hãy cho trẻ ăn thêm trái cây.

19. Đừng cố giấu những thứ trẻ không thích ăn vào các món ăn.

Vì chắc chắn trẻ sẽ phát hiện ra và sẽ không chịu ăn gì nữa. Và nguy nhất là bạn đã làm nó ghét cái món mà đến nay nó vẫn thích.

20. Dùng chiến thuật “bình mới rượu cũ”

Thay vì cho trẻ ăn thịt với cơm, bạn kẹp thịt vào bánh mì. Bạn có thể cho canh vào cốc như một thứ đồ uống thay vì để ở bát như thường lệ. Bạn thử xay trái cây rồi cho vào ngăn đá cho đông sệt lại, có thể trẻ sẽ thích hơn?

Việc đổi món ăn sẽ khiến bé bớt nhàm chán, hào hứng hơn.

21. Chỉ cho trẻ uống sau bữa ăn

Bạn không để trẻ vừa ăn vừa uống, đặc biệt là trước bữa ăn. Nếu trước bữa ăn, dạ dày trẻ tẹo của trẻ đã được làm đầy bằng nước ngọt thì đương nhiên là suất ăn trưa không còn quyền cư trú trong đó nữa

22. Để bé ngồi bên bàn ăn gia đình.

Ngồi ăn một mình thật buồn chán. Nếu bố kể chuyện có một con chim đến làm tổ trong vườn nhà thế nào, mẹ thì kể một chuyện vui khi đi chợ… Thế là trẻ vừa ăn vừa dỏng tai nghe, quên khuấy cái bát cơm đáng ghét. Những bữa ăn vui vẻ bên gia đình sẽ khiến bé hào hứng hơn.

Trẻ ăn cùng gia đình

23. Nên biết rằng “không” là một câu trả lời cần thiết.

Không bao giờ ép trẻ ăn thêm thìa cơm cuối cùng. Nếu bé nói rằng nó đã no, hãy để trẻ đặt bát xuống, còn bạn không bình luận gì về chuyện đó.

Ngoài ra các mẹ có thể cho bé dùng thêm Siro ăn ngon của Công ty cổ phần Dược Khoa để tăng cảm giác thèm ăn cho bé.

 

 

×
1800 59 99 77

Chat với chúng tôi